Ưu nhược điểm của gỗ ván ghép dùng trong nội thất

Gỗ ván ghép được sử dụng nhiều trong thi công kiến trúc và nội thất nhưng rất nhiều người vẫn chưa biết gỗ ván ghép là gì hoặc chưa nắm được bảng giá gỗ ván ghép hiện nay. Nội thất TLI sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gỗ ván ghép và ứng dụng của vật liệu này trong thi công nội thất.

Gỗ ván ghép là gì?

Gỗ ván ghép còn được gọi là gỗ ghép thanh hay gỗ ghép. Gỗ ván ghép được làm từ gỗ rừng trồng như cao su, keo...Nguyên liệu để tạo gỗ ván ghép gồm có gỗ thanh nhỏ đã qua xử lý công nghiệp, keo kết dính chuyên dụng. 

Với những lo ngại về việc khai thác quá mức gỗ tự nhiên hiện nay, thì việc sản xuất gỗ ván ghép bằng gỗ rừng đang là một trong những biện pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng rừng nguyên sinh mất dần vì khai thác gỗ trái phép.

Hơn hết, giá thành thi công gỗ ván ghép không quá cao mà chất lượng vẫn đảm bảo tương đương với gỗ tự nhiên.

Gỗ ván ghép được sản xuất như thế nào?

Gỗ ván ghép về bản chất là các thanh gỗ tự nhiên được cắt gọt thành hình dạng lý tưởng và ghép lại với nhau thành tấm gỗ lớn bằng keo kết dính chuyên dụng dưới áp lực lớn của áp suất và nhiệt. Hầu hết các loại gỗ ghép đều được làm từ gỗ rừng trồng chất lượng tốt nên gỗ ván ghép được ứng dụng rất nhiều trong các công trình kiến trúc và trong giai đoạn thi công nội thất.

Hiện nay, trên thị trường có thể kể đến một số loại gỗ ván ghép phổ biến như: gỗ ghép cao su, gỗ ghép thông, gỗ ghép tràm. 

Gỗ ván ghép có bề mặt gỗ đa dạng và đạt tính thẩm mỹ cao. Loại bề mặt gỗ ghép bạn thường thấy nhất là bề mặt gỗ có sự đan xen giữa màu sắc sáng và tối của gỗ. Điều này đạt được nhờ công nghệ ghép gỗ ngày càng chuyên nghiệp của các đơn vị sản xuất gỗ ghép.

Hiện nay, có 4 cách ghép gỗ thanh khác nhau để tạo thành gỗ ván ghép như sau:

  • Ghép mộng đứng (Finger joint): Các gỗ tự nhiên sau cắt, gọt, tẩm sấy thành những thanh gỗ theo kích thước tiêu chuẩn được tạo mộng nối hình răng cưa và tẩm keo vào các mối nối và ghép lại thành tấm gỗ lớn theo yêu cầu. Những tấm gỗ ghép theo cách này thường có kích thước 1,2mx2,4m hoặc 1mx2m. Với cách ghép gỗ này, tấm gỗ ván ghép được tạo thành rất chắc chắn nhưng lại lộ rõ những mối ghép hình răng cưa trên bề mặt gỗ.
  • Ghép mộng nằm (Finger butt joint): Tương tự như ghép mộng đứng, điểm khác biệt của cách ghép này là việc các mộng ghép được tạo thành theo chiều ngang của thanh gỗ. Các tấm gỗ ván ghép theo phương pháp này được tạo thành các tấm theo yêu cầu. Cách ghép mộng ngang cho bề mặt tấm gỗ ván ghép vô cùng phong phú với những font màu khác nhau, vân gỗ có thể đồng bộ hoặc không đồng bộ. Thêm nữa, bề mặt gỗ hoàn toàn không thấy những mối nối hình răng cưa mà thay vào đó là những mảng màu xen kẽ đẹp mắt.
  • Ghép cạnh: Những thanh gỗ sử dụng trong phương thức ghép gỗ này có chiều dài ngắn, hai đầu xẻ và tạo hình thành khe, rãnh. Các thanh gỗ sau đó được kết nối với nhau bằng cách ghép song song các đường khe rãnh này và gia tăng liên kết bằng keo chuyên dụng tạo thành tấm gỗ ván ghép như ý.
  • Ghép giác: Đây là cách ghép gỗ phức tạp nhất. Các thanh gỗ tự nhiên được nối lại với nhau thành khối và sau đó được cắt xẻ trực tiếp theo hình ảnh, kích thước định sẵn. 2 khối gỗ có kích thước và kiểu dáng khớp với nhau sẽ được ghép nối lại bằng keo dưới áp suất và nhiệt độ thích hợp.

Ứng dụng của gỗ ván ghép

Gỗ ván ghép có tỉ lệ gỗ tự nhiên cao đến 80, 90% nên thừa hưởng nhiều tính năng nổi trội về độ bề, khả năng chống chịu các tác nhân môi trường và cũng có tính thẩm mỹ cao. Vậy nên gỗ ván thanh được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực:

  • Sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng, shop bán hàng…
  • Thi công sàn nhà, showroom…
  • Lót sàn, kệ trang trí…
  • Khung trang, tranh 3D, sản phẩm gỗ trưng bày...

Gỗ ván ghép có giá trị thẩm mỹ cao, chất lượng tốt, giá thành hợp lý nên việc nó trở thành một trong những vật liệu xu hướng của nội thất hiện đại là lẽ dĩ nhiên. Nếu bạn cũng muốn thiết kế và thi công nội thất với chất liệu này thì hãy liên hệ với Nội thất TLI để nhận được bản thiết kế tốt nhất và kế hoạch thi công hoàn hảo nhất nhé!

DỰ ÁN TRIỂN KHAI

Bài viết mới nhất