Thiết Kế Nội Thất Phòng Bếp Nhà Ống Đẹp & Hiện Đại

Đa số thiết kế nội thất nhà ống hiện tại đều theo hướng thiết kế mở, liên kết không gian phòng bếp và phòng khách. Vậy nên, thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống cũng có vai trò quan trọng như thiết kế phòng khách.

Dưới đây là một số bí quyết thiết kế nội thất nhà ống mà bạn nên tham khảo và ứng dụng cho căn bếp của mình. Cùng xem nhé!

Chọn thiết kế tủ bếp thông minh, tiện lợi

Diện tích bếp nhà ống không lớn nên việc bày trí thả cửa đồ gia dụng, dụng cụ nấu nướng là điều không nên, tránh cho căn bếp của bạn lộn xộn, bừa bãi. Bạn nên chọn thiết kế tủ bếp thông minh với nhiều ngăn chứa đồ đủ phụ kiện từ giá để bát, ngăn để đồ khô, ngăn để nồi xoong, ngăn đặt đồ gia dụng nhỏ...Ngoài ra, hãy chọn vật liệu làm tủ bếp nhà ống hợp lý sao cho nội thất trông sáng sủa và hiện đại hơn.

Chọn màu nhà bếp hợp lý

Màu sắc sử dụng trong phòng bếp nhà ống phải đáp ứng hai yêu cầu là đẹp và hợp phong thủy. Màu phòng bếp đẹp là màu nội thất hài hòa với tổng thể không gian chung, đặc biệt là phòng khách nếu thiết kế liên phòng. Màu phòng bếp nên chọn những màu trung tính, nhẹ nhàng: nâu, kem...Những màu này sẽ mang đến sự ấm áp và sạch sẽ cho phòng bếp.

Màu sắc phòng bếp cần hợp phong thủy, hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ. Phòng bếp cũng là một khu vực công năng có ý nghĩa cực kì quan trọng trong phong thủy. Nên, khi làm nội thất phòng bếp nhà ống, gia chủ hãy xác định màu sắc phù hợp dựa trên cả tuổi và bản mệnh của mình.

Sử dụng đồ nội thất phòng bếp đa năng

Đặc trưng diện tích của nhà ống là nhỏ hẹp ngang, nên chắc chắn căn bếp sẽ có nhiều yếu điểm về diện tích. Khi đó, đồ nội thất, đồ gia dụng thông minh, đa năng sẽ là lựa chọn hoàn hảo. Tiết kiệm diện tích, tiết kiệm không gian, tạo sự hứng thú trong quá trình nấu nướng và sử dụng căn bếp. 

Đồ nội thất phòng bếp tích hợp 2 trong 1, 3 trong 1 hoặc đồ gia dụng đa năng không còn quá xa lạ, việc của bạn chỉ là chọn món đồ thích hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình mà thôi. 

Đảm bảo ánh sáng trong phòng bếp

Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo đều quan trọng đối với nội thất phòng bếp nhà ống. Hãy cố gắng tạo nhiều cửa sổ lấy sáng hoặc đặt bếp gần với khu vực giếng trời (nếu có) để đảm bảo sự lưu thông không khí, sự sáng sủa và thoáng đãng, khô ráo cho phòng bếp. 

Về ánh sáng nhân tạo, hệ thống đèn chiếu và đèn trang trí khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống không cần quá cầu kì. Thiết kế đơn giản, với ánh sáng vàng nhạt sẽ giúp phòng bếp đầm ấm hơn.

Đặt vị trí bếp nhà ống hợp phong thủy

Ngoài màu sắc thì hướng phòng bếp, vị trí phòng bếp nhà ống cũng cần hợp phong thủy. 

Về hướng phòng bếp nhà ống, cũng giống như mọi loại hình nhà ở khác ngoài việc bố trí hướng hợp với tuổi với mệnh thì gia chủ cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Không đặt bếp nhà ống nhìn thẳng ra cửa chính bởi đặc tính của bếp là Hỏa, nhìn trực diện cửa chính khiến cho tính khí gia chủ nóng nảy, hay giận quá mất khôn.
  • Không đặt hướng bếp ngược cửa chính để khi nấu nướng khí nóng tránh bay ra phòng khách.

Về vị trí đặt phòng bếp nhà ống, gia chủ không nên đặt bếp đối diện cửa nhà vệ sinh hoặc giáp với phòng ngủ để giữ vệ sinh phòng bếp và tránh gây nóng, tích tụ mùi thức ăn vào phòng ngủ.

Phòng bếp nhà ống cần đặt ở vị trí thoáng khí, có nhiều không khí trong lành, tránh những nơi ẩm thấp.


Trên đây là một số lưu ý thiết kế nội thất cho phòng bếp nhà ống cùng những gợi ý thiết kế đang được nhiều gia chủ nhà ống yêu thích nhất tại TLI. Nếu bạn thấy ưng mẫu nào hoặc cần tư vấn thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống nói riêng, nội thất nhà ống nói chung thì hãy liên hệ ngay với Nội thất TLI để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

DỰ ÁN TRIỂN KHAI

Bài viết mới nhất