Phong cách thiết kế De Stijl - Phong cách của những gam màu

Việc hiểu được các phong cách kiến trúc, phong cách thiết kế sẽ giúp bạn chủ động hơn khi lựa chọn ý tưởng thiết kế shop thời trang, nhà ở, cafe, văn phòng, nhà hàng… của mình. Trong bài viết này, Nội Thất TLI mang giúp bạn tìm hiểu một phong cách mới: phong cách De Stijl.

Phong cách thiết kế De Stijl ra đời vào đầu thế kỷ 20 với mục đích cách tân nghệ thuật Hà Lan. Theo Van Doesburg, Piet Mondrian và Bart van der Leck là những họa sĩ đầu tiên khởi xướng phong cách này.

Phong cách thiết kế De Stijl

Nguồn gốc và sự ra đời

Phong cách De Stijl còn được biết đến với tên gọi khác là Neoplasticism, ra đời vào năm 1917 ở Amsterdam, Hà Lan. Theo van Doesburg, Piet Mondrian và Bart van der Leck và sau này có thêm Gerrit Rietveld và Vilmos Huszár là những tên tuổi đã sáng lập và phát triển phong cách thiết kế này.

De Stijl ra đời với sứ mệnh cách tân nền nghệ thuật Hà Lan vào đầu thế kỷ 20 và tạo ra những chuẩn mực mới. Phong cách này cũng được cho là đi ngược lại với sự rối rắm, cường điệu của các trường phái nghệ thuật khác như Art Deco, Art Nouveau/Jugendstil và Arts & Crafts. 

Đặc trưng của phong cách De Stijl 

  • Tận dụng những đường thẳng đen ngang dọc làm nền tảng
  • Chỉ sử dụng màu cơ bản (vàng, xanh, đỏ) làm màu chủ đạo và màu vô sắc (đen, trắng, xám) để làm nền cho các màu cơ bản
  • Chủ trương trừu tượng hóa, khái quát hóa
  • Tạo dáng lắp dẫn, liên kết các chi tiết với nhau, khoe rõ những ghép nối
  • Ưa chuộng không gian mở, không gian đa chức năng, không gian mang tính ước lệ
  • Chú trọng sự chính xác và hòa hợp

Phong cách thiết kế De Stijl

Sự tác động của phong cách De Stijl đến thiết kế hiện đại

Bắt đầu từ năm 1931, phong cách De Stijl không còn duy trì được sức hút và mất đi sức ảnh hưởng. Tuy nhiên, cho đến nay phong cách này vẫn là nguồn cảm hứng bất tận cho nền thiết kế hiện đại nói chung và nền thiết kế Hà Lan hiện đại nói riêng.

Trong thiết kế kiến trúc, ứng dụng màu sắc của phong cách De Stijl được ưa chuộng vì tạo ra sự linh hoạt và tính liên tục cho không gian. Bên cạnh đó, chủ trương trừu tượng hóa cũng được vận dụng triệt để tạo ra cân bằng giữa vật liệu kim loại và không gian cũng như tạo ra các hiệu ứng bóng ấn tượng.

Không chỉ gói gọn trong thiết kế nội thất, De Stijl còn phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực khác của đời sống như thời trang, thiết kế đồ họa, typography, văn học, âm nhạc… Người ta đánh giá rằng: “Trường phái De Stijl là công cụ xóa nhòa ranh giới giữa cái gọi là “mỹ thuật” hay “nghệ thuật ứng dụng” (ví dụ như thiết kế đồ họa hoặc thiết kế sản phẩm) với kiến trúc.”

DỰ ÁN TRIỂN KHAI

Bài viết mới nhất