Các Loại Cốt Gỗ Công Nghiệp Dùng Trong Nội Thất

Các loại cốt gỗ công nghiệp được dùng rất nhiều trong thiết kếthi công nội thất. Chính vì sự đa dạng chủng loại này khiến cho nhiều người bối rối khi phải phân biệt, chọn dòng gỗ công nghiệp phù hợp với nhu cầu. 

Cốt gỗ ván dăm MFC

Được viết tắt từ Melamine Face Chipboard có nghĩa là ván gỗ dăm phủ Melamine, MFC đang là một trong những loại cốt gỗ công nghiệp được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất. Loại gỗ được dùng để băm mùn MFC thường là những loại gỗ trồng rừng ngắn ngày (keo, bạch đàn, cao su…). 

Hiện nay, trên thị trường, gỗ công nghiệp MFC rất đa dạng về màu sắc với bảng màu khoảng 80 màu từ những màu đơn truyền thống như: đen, trắng, xám chì...đến những màu lạ hơn như: óc chó (Walnut), Cẩm (Campho)...Sự phát triển của công nghệ giúp cho gỗ ván dăm MFC ngày càng giống với màu gỗ thật.

Tuổi thọ của gỗ ván dăm MFC là từ 10 đến 15 năm, tuy nhiên, với điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam thì tuổi thọ của loại gỗ này sẽ bị giảm.

Cốt gỗ ván dăm MFC không mịn nên chỉ bằng mắt thường bạn cũng có thể phân biệt được loại gỗ này. Trong nội thất, gỗ MFC thường được dùng làm tủ, bàn làm việc.

Cốt gỗ công nghiệp MDF

MDF là từ viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard. MDF là loại cốt gỗ công nghiệp được làm từ các cành cây, nhánh cây nghiền nát thành bột trộn keo đặc chủng và ép dưới áp suất cao tạo thành gỗ ván. Một tấm gỗ MDF có kích thước chuẩn là 1220mmx2440mm và độ dày tùy thuộc vào yêu cầu, giao động từ 3mm, 6mm, 9mm…, 18mm, 25mm.

Gỗ MDF có bề mặt phẳng và nhẵn mịn và có giá trị cao hơn gỗ ván dăm vì quy trình sản xuất phức tạp hơn rất nhiều. Hiện nay, MDF được chia ra làm 4 loại là: MDF thường (dùng trong nhà); MDF chịu nước (dùng ở một số nơi ngoài trời và các khu vực ẩm ướt); MDF mặt trơn và MDF mặt không trơn.

Với những ưu điểm như dễ gia công, cách nhiệt, cách âm tốt, gỗ công nghiệp MDF đang được sử dụng rất nhiều trong việc sản xuất đồ nội thất. 

Cốt gỗ công nghiệp HDF

Gỗ tấm HDF - High Density Fiberboard là dòng gỗ tạo ra từ ván ép. Gỗ tự nhiên nguyên khối được lộc và sấy khô ở 1000 độ C đến 2000 độ C để xử lý nhựa và sấy khô nước. Sau đó, gỗ được mang đi nghiền và trộn với keo, chất phụ gia và ép dưới áp suất lớn để tạo ra những tấm gỗ ép HDF. Quy trình tạo ra gỗ tấm HDF rất hiện đại và được công nghiệp hóa hoàn toàn. 

Gỗ HDF có kích thước 2000mmx2400mm với độ dày tùy ý theo yêu cầu.

Gỗ HDF đang là một trong các loại gỗ công nghiệp được các đơn vị nội thất chọn dùng nhiều nhất vì đặc tính: chống mối mọt; không vênh, cong, thấm nước; cách âm cách nhiệt tốt. Gỗ HDF thường được dùng để thi công nội thất phòng học, phòng ngủ, bếp…

Cốt gỗ dán

Gỗ dán công nghiệp là một loại gỗ được là từ các miếng gỗ láng mỏng xếp lớp đan xen cùng keo dán và ép dưới áp suất cao. Một đặc tính của gỗ là co theo vân khi mùa hanh khô đến và thường thì vân ngang sẽ có độ co lớn hơn vân dọc. Tấm gỗ dán với những lớp gỗ chỉ dày 1mm xếp chồng lên nhau đã hạn chế co và cong vênh gỗ bằng việc xếp các lớp gỗ vân ngang và vân dọc xen kẽ nhau. Tuy vậy, độ cong vênh khi thay đổi môi trường của gỗ dán công nghiệp cũng vẫn rất cao.

Trên đây là những thông tin về các loại cốt gỗ công nghiệp  đang được dùng nhiều nhất trong thiết kế và thi công nội thất mà TLI gửi đến bạn. Nếu bạn vẫn không chọn được dòng gỗ công nghiệp phù hợp với ngôi nhà của mình thì hãy liên hệ ngay với Nội thất TLI để được hỗ trợ tư vấn ngay hôm nay nhé!

DỰ ÁN TRIỂN KHAI

Bài viết mới nhất